Huyết áp cao phải làm sao là băn khoăn của rất nhiều người, bởi nếu không kiểm soát tốt huyết áp cao có thể gây bệnh tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ não) với nguy cơ tử vong cao. Vậy người bị huyết áp cao cần lưu ý gì để tránh nguy hiểm? Hãy cùng iMediCare tìm câu trả lời trong nội dung bài viết sau đây.
Dấu hiệu bệnh huyết áp cao là gì?
Người bị huyết áp cao (còn gọi là tăng huyết áp) được chia thành một số cấp độ như sau:
- Tiền tăng huyết áp: 120/80mmHg hoặc cao hơn;
- Tiền huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc cao hơn;
- Tiền huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn;
- Cao huyết áp cấp cứu(một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110mmHg hoặc cao hơn.
Huyết áp cao có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Nhức đầu dữ dội.
- Mệt mỏi hay rối loạn chức năng
- Có vấn đề về thị lực
- Đau ngực, khó thở
- Nhịp tim không đều.
- Có máu trong nước tiểu.
Huyết áp cao phải làm sao?
Câu hỏi này được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng biết rõ câu trả lời. Để giúp cho người bị cao huyết áp tránh gặp nguy hiểm, các chuyên gia khuyên nên:
1.Đo chỉ số huyết áp mỗi ngày
Người bị cao huyết áp nên sử dụng máy đo huyết áp ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sớm và chiều để theo dõi được sự thay đổi các chỉ số. Nếu có bất thường sẽ được phát hiện sớm và đưa đi cấp cứu kịp thời để tránh gặp nguy hiểm. Mỗi gia đình có người bị cao huyết áp cũng nên tìm hiểu trước về cách xử lý tình huống tăng huyết áp, cách sơ cứu người cao huyết áp, cách hạ huyết áp nhanh tại nhà.
2.Uống thuốc đều đặn
Những người tự ý bỏ thuốc, không uống thuốc đều đặn sẽ khiếp cho huyết áp có thể tăng vọt bất cứ lúc nào, gây vỡ mạch, xuất huyết não,…
3.Không dùng chung đơn thuốc với người khác
Một số người bị cao huyết áp nhưng không đi khám và điều trị theo chỉ định mà dùng chung đơn thuốc với người khác, với ý nghĩ chủ quan cùng một loại bệnh thì có thể dùng chung đơn thuốc. Đây là sai lầm nghiêm trọng vì mỗi người có một thể trạng khác nhau, tiền sử bệnh khác nhau. Chuyên gia sẽ căn cứ trên các yếu tố này để kể đơn thuốc cho người bị cao huyết áp.
4.Đi bộ 30 phút mỗi ngày
Huyết áp cao nên làm gì chắc hẳn là câu hỏi thường trực của rất nhiều người mắc chứng này. Một số thí nghiệm cho thấy, nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày, người bị cao huyết áp có thể giảm được khoảng 8 – 6mmHg. Quá trính vận động giúp chức năng điều hòa oxy của tim hiệu quả hơn, việc bơm máu tới các bộ phận trong cơ thể cũng được đảm bảo.
5.Thở sâu
Những bộ môn như khí công, yoga, thái cực quyền sẽ giúp cho người bị cao huyết áp thở chậm và sâu, từ đó giảm được hormone gây căng thẳng – một trong những yếu tố làm tăng huyết áp. Bạn cũng có thể là tập thở sâu 5 phút mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
6.Chế độ dinh dưỡng đúng cách
Người bị cao huyết áp cần có chế độ ăn kiêng: Không ăn những thực phẩm chứa nhiều muối như thịt hun khói, dưa cà muối… và những món ăn chứa nhiều dầu mỡ; Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt; Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Nếu có những thắc mắc như cao huyết áp uống gì để hạ, bạn có thể bổ sung một số loại nước ép như nước cam, dưa hấu, dâu tay hoặc nước ép cây cần tây,… mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.