Ngày nay, mọi người đã không còn xa lạ với căn bệnh viêm khớp ngón tay, một vấn đề khiến bạn gặp khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vậy, bạn có thể làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng iMediCare tìm hiểu chi tiết về viêm khớp ngón tay qua bài viết sau nhé.
Viêm khớp ngón tay là gì?
Khớp là một bộ phận của cơ thể, chịu trách nhiệm làm cầu nối liên kết các đoạn xương với nhau, bao gốm cả xương ngón tay. Thông thường, bề mặt khớp hay sụn tương đối trơn nhẵn, tạo điều kiện cho những đoạn xương chuyển động. Tuy nhiên, khi viêm khớp ngón tay xảy ra, bề mặt trơn nhẵn này sẽ trở nên gồ ghề, dẫn đến các tình huống như:
- Khó uốn cong hoặc cử động ngón tay
- Gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày
Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay
Thường nguyên nhân do lão hóa, chấn thương trước đó hay tổn thương khớp ngón tay cái cũng có thể làm viêm khớp ngón tay cái.
Khớp ngòn tay cái thường được sụn bao phủ đầu xương, có vai trò như lớp đệm cho phép các xương được trơn tru hơn. Khi bị viêm khớp ngón tay, sụn bao phủ đầu xương bị giảm đi chất lượng, bề mặt trơn của nó bị sần sùi. Do đó việc các xương bị ma sát với nhau làm tổn thương đến các khớp, lâu dần hình thành nên xương mới dọc theo ở hai bên xương hiện có tạo thành cựa xương, làm thành một khối u đáng chú ý trên khớp ngón tay cái.
Người mắc bệnh viêm khớp ngón tay biểu hiện ra sao?
Theo các chuyên gia, triệu chứng viêm khớp ngón tay thường xuất hiện ở người lớn tuổi, tình trạng đau đớn thường xuất hiện trước nhất, cơn đau xảy ra khi bạn nắm, chụp hay dùng một lực nhất định ở ngón tay. Nếu tình trạng bệnh nặng, cơn đau khớp ngón tay cũng xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi;
Dấu hiệu triệu chứng khác gồm:
- Đau khớp, sưng ở gốc ngón tay
- Khu vực viêm nhiễm sưng tẩy
- Ngon táy cứng đơ và mất độ linh hoạt
- Khớp ở gốc ngón tay to ra và nhìn thấy cục xương nhô lên.
- Hạn chế phạm vi chuyển động tai.
Đồng thời, những nốt sần hay khối u nhỏ cũng thường xuất hiện xung quanh đốt ngón tay của người bệnh, khiến họ gặp khó khăn trong việc đeo hoặc tháo nhẫn. Các khối u này được chia thành 2 nhóm gồm:
- Nốt Heberden: xuất hiện quanh các đốt xa xương bàn tay
- Nốt Bouchard: xuất hiện quanh các đốt gần xương bàn tay
Những người rới vào trường hợp viêm khớp dạng thấp cũng thường có những dấu hiệu như trên. Tuy nhiên, họ còn có thêm nhiều dị tật phức tạp khác ở bàn tay, ví dụ như các ngón tay có xu hướng vẹo về hướng đối diện ngón tay cái
Chẩn đoán viêm khớp ngón tay
Kiểm tra bằng tia X-quang để xem những dấu hiệu của viêm khớp ngón tay, gồm cựa xương, sụn bị mòn, mất khoảng trống của khớp,…
Bác sĩ sẽ hỏi về chi tiết các chấn thương đã từng xuất hiện ở bàn tay của người bệnh.
Bác sĩ tìm hiểu dấu hiệu sưng, cục u và xem xét khả cử động của các khớp bàn tay và khớp trên cơ thể. Bác sĩ sẽ giữ khớp bệnh nhân cố định trong khi di chuyển ngón tay, nếu cử động tạo ra âm thành chứng tỏ sụn đã bị mòn và xương cọ sát với nhau.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp ngón tay
Rất nhiều yếu tốt làm tăng nguy cơ mắc phải:
- Nữ giới dễ bị hơn nam giới
- Béo phí, trên 40 tuổi
- Di truyền do các khớp lỏng và khớp bị biên dạng
- Chấn thương như gãy xương hoặc là bong gân
- Các hoạt động và công việc làm áp lực lên khớp ngón tay cái
Ngón tay có thể chịu tác động từ 3 loại viêm khớp, bao gồm:
Viêm xương khớp
Loại viêm khớp ngón tay phổ biến nhất là viêm xương khớp. Trong trường hợp này, lớp sụn sẽ dần dần bị thoái hóa (ăn mòn), lộ ra đoạn xương dưới khớp. Các khớp chịu ảnh hưởng trực tiếp thường là:
- Khớp gian đốt gần (PIP joint)
- Khớp gian đốt xa (DIP joint)
- Khớp ở gốc ngón tay cái
Viêm khớp dạng thấp
Khác với viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp phát sinh bởi bệnh tự miễn. Lúc này, những mô mềm xung quanh khớp có xu hướng bị viêm. Khớp chịu tác động nhiều nhất là khớp bàn đốt (MCP).
Bệnh gout
Khi cơ thể không chuyển hóa axit uric đúng cách, các phân tử của hoạt chất này sẽ dần dần tích tụ lại, hình thành nhiều tinh thể bên trong khớp. Từ đó, các khớp sẽ sưng tấy và gây đau nhức khó chịu.
Mặc dù bệnh gout chủ yếu ảnh hưởng đến chân, đặc biệt là ngón chân cái, đôi khi các khớp ngón tay cũng có khả năng chịu tác động tương tự.
Trong vài trường hợp, bệnh viêm khớp ngón tay ở một người cũng có thể bắt nguồn từ những loại viêm khớp khác. Tuy nhiên, các tình huống như vậy thường rất hiếm gặp.
Làm gì để điều trị viêm khớp ngón tay hiệu quả?
Liệu trình điều trị viêm khớp ngón tay chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát tốt các triệu chứng đang diễn ra. Các lựa chọn điều trị viêm khớp thường gồm:
- Thuốc chống viêm: hỗ trợ điều trị cơn đau do viêm khớp ngón tay đem lại, đồng thời giảm viêm và sưng quanh khớp ngón tay.
- Bổ sung glucosamine và chondroitin: đây là 2 hoạt chất góp phần hình thành sụn trong cơ thể. Bạn có thể thực hiện bằng cách tìm mua thực phẩm chức năng có chứa glucosamine và chondroitin. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp này.
- Tiêm cortisone: cortisone là một loại thuốc chống viêm dạng mạnh, có thể hữu ích trong việc đối phó với tình trạng cử động ngón tay khó khăn. Dù phương pháp này không thường được khuyến nghị, nhưng đôi khi 1 mũi tiêm có thể giúp bạn làm dịu cơn viêm khớp.
- Vật lý trị liệu: các bài tập vật lý trị liệu rất hữu dụng trong việc duy trì chuyển động của các ngón tay, ngăn ngừa tình huống cứng khớp.
Áp dụng biện pháp sử dụng nhiệt: nhiệt độ cao có thể làm giảm bớt độ cứng của ngón tay, trong khi nhiệt độ thấp sẽ thuyên giảm tình trạng sưng tấy.
Những thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát viêm khớp ngón tay
Chỉ cần thay đổi lỗi sống là bạn có thể đối phó tốt với viêm khớp ngón tay:
Chườm lanh khớp khoảng 5-15 phút vần lần giúp giảm sưng và đau.
Mua các thiết bị như dụng cụ mở hộp, dây kéo lớn và chìa khóa xoay, thiết kế cho những người có sức tay bị hạn chế. Thay nắm cửa truyền thống bằng nắm cửa loại đòn bẩy.