Cách ít người biết đọc chỉ số huyết áp chuẩn như bác sĩ

Có 2 vấn đề sức khỏe đang gây nhức nhối với cộng đồng đó là huyết áp cao và huyết áp thấp. Người ta nhắc nhiều đến các chỉ số huyết áp kèm theo thông điệp theo dõi chỉ số huyết áp như theo dõi chính chỉ số sức khỏe của bạn và gia đình. Vậy huyết áp là gì? Thế nào được coi là huyết áp cao và huyết áp thấp? Hãy cùng iMediCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mmHg).

Ý nghĩa của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng tỷ số. Chỉ số thứ nhất là chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số thứ hai là chỉ số huyết áp tâm trương.

  • Huyết áp tâm thu hay chỉ số trên là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương hay chỉ số dưới là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.

Xem huyết áp qua chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

Huyết áp bình thường: khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

  • Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg.
  • Tiền cao huyết áp: Khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89mmHg.
  • Huyết áp thấp: Chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc 25 mmHg so với bình thường.

Những ai cần đo huyết áp?

Tất cả chúng ta đều cần biết số đo huyết áp của mình. Đây là một thông tin hữu ích về sức khỏe của chúng ta. Bệnh tăng huyết áp có thể tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng nào.

Chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp chỉ khi chúng ta biết số đo huyết áp của mình.

Huyết áp cao và huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Không ai phù nhận mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và huyết áp thấp. Người ta coi đây là các sát thủ thầm lặng với sức khỏe con người bởi diễn biến âm thầm, các triệu chứng không rõ ràng và các biến chứng nguy hiểm mà nó để lại.

Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?

Nếu như huyết áp cao là bệnh thuờng gặp và gia tăng theo tuổi, là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động, và gia tăng khả năng tử vong.

Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.

Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não hay nghẽn tắc cơ tim nên nhiều người chủ quan với căn bệnh này.

Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao. Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top