Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?

Bạn đang háo hức có em bé hay chuẩn bị mang thai thì hãy trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh tim mạch cho thai nhi một cách sẵn sàng và đầy đủ nhất. Chắc hẳn mẹ bầu bầu nào cũng khó tránh khỏi cảm giác mong chờ khi lần đầu được nghe tim thai. Tuy nhiên chỉ số nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường và không bình thường thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về nhịp tim thai bình thường nhé.

Bao nhiêu tuần thì thai nhi có tim thai?

Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành nhưng do những hoạt động co bóp nên nó đã bắt đầu đập và làm theo đúng chức năng như một quả tim thực thụ.

Đến cuối tháng thứ nhất (tức tuần thứ 4), phôi thai dài thêm khoảng 1cm, tim của thai nhi đi vào quá trình hoàn thiện hơn.

Sang tuần thứ 6, tim thai bắt đầu hoạt động.

Tuần thứ 7, tim lớn dần lên, bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải và có nhịp tim đập rõ ràng. Lúc này phôi thai cũng rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm.

Tuy nhiên, trong nhiều trường bạn sẽ nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.

Nhịp tim thai thế nào là bình thường

Một điều mà các mẹ bầu cần quan tâm khi siêu âm thai đó là nhịp tim thai đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh so với ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.

Khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng như một quả tim bình thường. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Nhịp tim thai thế nào là không bình thường?

nhip-tim-thai-nhu-the-nao-la-binh-thuong1

Nếu nhịp tim bé đập hơn 180 lần/phút (quá nhanh) thì các mẹ bầu nên đến các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi ngay vì đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

So với tim thai đập nhanh, bạn cũng nên lưu ý tới những trường hợp tim thai yếu. Ở tuần thứ 6-8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 90%. Dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút.

Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Nguyên nhân là do khả năng lưu thông máu kém, mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi.

Hướng dẫn sử dụng máy đo tim thai

Cách sử dụng máy đo tim thai được chia làm hai phần: Bên ngoài và bên trong. Thông thường ở bên ngoài, bác sĩ sẽ áp đặt hai thiết bị cảm nhận trên bụng mẹ, cố định bằng dây da, rồi đặt thiết bị đo tim thai  ở phần trên bên trái bụng, thiết bị còn lại sẽ đặt ở tử cung; Bên trong: dây thiết bị sẽ được đặt trực tiếp vào đầu thai nhi và bên trong tử cung, ở vị trí này cường độ âm thanh sẽ càng rõ rệt hơn.

Làm thế nào để tự kiểm tra tim thai của bé?

Máy đo tim thai thường chủ yếu được sử dụng khi vào viện chuẩn bị sinh, tuy nhiên nếu như bạn muốn tự nghe tim thai thì cũng có thể mua máy đo tim thai tại nhà, hoặc máy nghe dạng ống, chính vì thế dùng điện thoại cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu!

Phụ huynh cần làm gì nếu không thấy tim thai?

Nếu thai nhi chưa đến 7 tuần tuổi và không hề có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo việc sảy thai thì có lẽ là bạn đã siêu âm quá sớm và vội vàng kết luận không có tim thai.

Khi siêu âm ở tuần thứ 6, có thể ngày tính tuổi thai bị sai lệch nên chuyện chưa nghe thấy tim thai là hiển nhiên. Vì ngày rụng trứng có thể muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh cuối của bạn. Hơn nữa, yếu tố về gen cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nhưng nếu tuổi thai được tính chính xác nhưng vượt qua tuần thứ 8 mà bạn vẫn chưa thấy tim thai thì đó có thể là dấu hiệu thai lưu. Để khẳng định thai có bị lưu hay không, bạn có thể bằng cách thử beta HCG qua xét nghiệm máu tại các phòng khám tim mạch thai nhi hay các bệnh viện phụ sản.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top