Phân loại tăng huyết áp theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới

Tăng huyết áp vốn được mệnh danh là “căn bệnh giết người thầm lặng” vì hiếm khi biểu hiện triệu chứng rõ rệt, có nhiều biến thể phức tạp, gây khó khăn trong chẩn đoán. Ngoài cách thông thường là dựa vào nguyên nhân để xác định tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát, bác sĩ có thể kiểm tra các trị số khác để phân chia bệnh nhân tăng huyết áp thành các trường hợp tiêu biểu trong bài viết sau.

1.Một số định nghĩa tăng huyết áp

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Đối với người lớn, huyết áp tâm thu có xu hướng tăng và Huyết áp tâm trương có xu hướng giảm. Khi trị số của huyết áp tâm thu >140 mmHg và Huyết áp tâm trương <90 mmHg, bệnh nhân được gọi là Tăng huyết áp TÂM THU đơn độc. Độ chênh huyết áp (tâm thu ‒ tâm trương) và huyết áp tâm thu dự báo nguy cơ và quyết định điều trị.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi

Trẻ em và người trẻ, thường là nam giới, sự phối hợp của sự gia tăng nhanh chóng về chiều cao và sự rất đàn hồi của mạch máu làm tăng sự khuếch đại bình thường của sóng áp lực giữa ĐM chủ và ĐM cánh tay tạo nên huyết áp tâm thu rất cao nhưng Huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình bình thường. Huyết áp ĐM chủ tuy vậy cũng bình thường. Điều này có thể dựa vào sự phân tích sóng mạch.

Tăng huyết áp tâm trương đơn độc

Thường xảy ra ở người trung niên, Tăng huyết áp tâm trương thường được định nghĩa khi huyết áp tâm thu < 140 và Huyết áp tâm trương > 90 mmHg. Mặc dù Huyết áp tâm trương thường được cho là yếu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ ở bệnh nhân tuổi <50 một số tiền cứu về Tăng huyết áp tâm trương đơn độc cho thấy tiên lượng có thể lành tính, tuy vậy vấn đề đang còn tranh luận.

Tăng huyết áp “áo choàng trắng” và hiệu ứng “áo choàng trắng”.

Tăng huyết áp áo choàng trắng là biến thể khá đặc biệt, hiện vẫn gây nhiều tranh cãi trong giới y học. Theo đó, một số bệnh nhân có trị số huyết áp đo tại phòng khám, bệnh viện cao hơn so với khi đo ở nhà từ 10-15 mmHg. Tuy không nguy hiểm bằng các biến thể khác nhưng tăng huyết áp áo choàng trắng là dấu hiệu báo trước, rằng bệnh nhân có nguy cơ bị tăng huyết áp trong tương lai. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ được khuyến cáo đo huyết áp ít nhất 3 lần trước khi chẩn đoán, hoặc sử dụng kỹ thuật đo huyết áp lưu động nếu cần thiết.

Tăng huyết áp ẩn giấu

Thường ít gặp hơn Tăng huyết áp áo choàng trắng nhưng khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược – huyết áp bình thường tại phòng khám và Tăng huyết áp ở nơi khác, ví dụ tại nơi làm việc hay tại nhà (tăng huyết áp 24 giờ đơn độc). Những bệnh nhân này có tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng huyết áp luôn luôn bình thường.

Tăng huyết áp giả tạo

Trong một số lượng nhỏ bệnh nhân lớn tuổi, các động mạch nuôi cơ ngoại biên trở nên cứng nên băng quấn phải có áp lực cao hơn để nén lại. Động mạch cánh tay hay động mạch quay vẫn bắt được dù băng quấn đã được bơm căng (dấu Osler dương tính). Khi nghi ngờ, đo huyết áp nội động mạch quay được tiến hành để xác định.

Hạ huyết áp tư thế đứng

Được định nghĩa là sự giảm huyết áp tâm thu tối thiểu 20 mmHg hoặc Huyết áp tâm trương 10 mmHg trong vòng 3 phút khi đo tư thế đứng. Nếu mạn tính, sự giảm huyết áp có thể một phần do sự suy giảm hệ thần kinh tự động đơn thuần, suy giảm đa hệ thống và một số trường hợp không có hệ thần kinh tự động. Những bệnh nhân này không chỉ có giảm huyết áp tư thế đứng mà Tăng huyết áp trầm trọng trong tư thế nằm ngửa trong đêm.

2.Phân loại tăng huyết áp

phan-loai-tang-huyet-ap

Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp. Dưới đây là cách phân loại tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế giới và theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008:

Phân loại huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp tối ưu <120 <80
Huyết áp bình thường <130 <85
Huyết áp bình thường cao 130‒139 85‒89
Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ) 140‒159 90‒99
Tăng huyết áp độ 2 (trung bình) 160‒179 100‒109
Tăng huyết áp độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 <90

Tăng huyết áp thì đi kèm với những yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì,… Những yếu tố nguy cơ này góp phần chi phối tiên lượng của bệnh nhân tăng huyết áp. Đồng thời tăng huyết áp đã có hay chưa có biến chứng trên cơ quan đích cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, chiến lược điều trị tăng huyết áp hiện nay đòi hỏi vừa phải kiểm soát tối ưu con số huyết áp của bệnh nhân, vừa phải kiểm soát được các yếu tố nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đồng thời mắc phải.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top