Thai nhi 25 tuần là tuần gần cuối của tam cá nguyệt thứ hai, như vậy mẹ và bé cùng nhau bước đến cùng nhau bước đến một hành trình mới, đó là tam cá nguyệt thứ ba. Vậy trước khi chuyển sang giai đoạn mới thì cùng nhau xem lại thai nhi 25 tuần tuổi vừa qua đã được những gì rồi?
Giờ đây em bé của chúng ta dễ dàng nắm lấy bàn tay còn lại, một bàn chân, dây rốn, hoặc thậm chí cả mặt mình. Nếu mẹ sinh đôi thì có một điều thú vị là em bé này nắm lấy tay, chân hoặc dây rốn hoặc bẹo má em bé còn lại. Rất là đáng yêu đúng không nào các mẹ? Nhưng cụ thể em bé phát triển như thế nào?
1.Sự phát triển của thai nhi
Nếu đi siêu âm mẹ bầu sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt của em bé so với những tuần trước đây. Lúc này em bé của chúng ta đã dài được 34 cm và nặng khoảng 690 gam. Lúc này da em bé không còn nhăn nheo như trước kia nữa mà thay vào đó là sự hình thành của lớp mỡ, giúp da căng ra giống như da em bé sơ sinh.
Não và tim em bé từ khi được hình thành đến giờ không ngừng phát triển, em bé không ngừng hành trang cho mình tất cả những gì hoàn hảo nhất để chào đời.
Hai lỗ mũi của em bé sẽ bắt đầu mở – thứ bị bịt lại từ trước. Với sự phát triển của các dây thần kinh trong vùng miệng và môi, phản xạ nuốt đang dần hoạt động.
Hệ thống xương của bé ngày càng cứng cáp và hoàn thiện hơn trước đây và quá trình hoàn thiện này cứ tiếp tục diễn ra cho đến khi nào bé rời khỏi bụng mẹ.
Dây thần kinh kết nối với hai tay đã được hoàn thiện cho nên bé có thể linh động hơn nên giờ đây bé có thể linh động nắm tay còn lại, nắm dây rốn, nghịch ngợm… Những giác quan của bé tiếp tục phát triển, đặc biệt là thính giác của bé càng ngày càng nhạy bén hơn, những âm thanh bên ngoài không còn xa lạ gì với mẹ nữa, bé có thể cảm nhận được giọng nói của mẹ. Thỉnh thoảng những tiếng động lớn sẽ làm cho bé bị giật mình, khi đó mẹ sẽ thấy bé quậy cựa đột ngột trong bụng mình.
2.Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu
Mang thai tuần 25 cũng tức là bạn đang gần bước tới tam cá nguyệt thứ ba, sự tăng trưởng và thay đổi thể chất trở nên khá rõ ràng. Nhiều người không quen biết sẵn sàng giúp bạn một tay khi họ nhận ra bạn đang mang thai.
Lúc này tử cung của bạn ở trên rốn và những cú đá bên trong tử cung của bạn vẫn tiếp tục gia tăng.
Dưới đây là những thay đổi của bạn ở thai nhi 25 tuần:
Nguy cơ té ngã khi mang thai:
Bạn có thể cảm thấy bị mất thăng bằng như thể đang đứng trên bề mặt không bằng phẳng và vững chắc. Lý do có thể là:
- Sự gia tăng về trọng lượng, kích thước cơ thể
- Thay đổi trọng tâm của cơ thể
- Những thay đổi đối với cột sống
- Sự căng cơ
- Hormone Relaxin tiết ra với mức độ cao trong thai kỳ làm nới lỏng các khớp.
Bạn có thể bị hoa mắt chóng mặt và đôi khi ngất xỉu bởi huyết áp thấp, thiếu máu, lượng đường trong máu giảm và bởi quá trình trao đổi chất.
Nguy cơ té ngã sẽ gia tăng theo sự tiến triển của thai kỳ, bị ngã sẽ cực kỳ nguy hiểm khi bạn mang thai và các nghiên cứu cho thấy khả năng bị ngã trong thời kỳ mang thai rơi vào khoảng 25%, tương đương với nguy cơ té ngã của những người trên 65 tuổi. Do đó, bạn cần hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho cả Mẹ và Bé.
Hãy để ý tới việc đi đứng của bạn
Thai nhi 25 tuần có thể sẽ khiến cho dáng dấp và tư thế đi của bạn thay đổi, đừng để ý tới những lời chê bai trong thời gian này bởi bạn có thể lấy lại vóc dáng ngay khi bé cưng chào đời.
- Giờ thì hãy quen với tư thế giúp bạn giữ được thăng bằng
- Đừng cố gắng thử những tư thế mới và phức tạp trong thời kỳ mang thai. Hãy làm những điều gì đó quen thuộc và an toàn.
- Trượt chân có thể gây tử vong cho bạn hoặc bé nếu bị chấn thương ở trong bụng.
- Khi mang thai tuần 25, nếu có bất kỳ sự cố nào gây chấn thương vùng bụng hãy kịp thời tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc cơ sở chăm sóc sức khoẻ bởi sự can thiệp kịp thời có thể ngăn ngừa tối đa các trường hợp xấu có thể xảy ra
- Hãy đi lại bình tĩnh và cẩn thận, tránh di chuyển vội vàng va chạm, cũng tránh xa những người thường hay vội vàng hấp tấp để hạn chế sự va vấp.
- Tránh ôm đồm làm nhiều việc một lúc.
- Hãy sử dụng lan can khi lên xuống cầu thang.
- Đi những đôi giày bệt và êm ái.
- Đừng để mọi thứ lộn xộn trong ngôi nhà của bạn để việc đi lại được thuận tiện hơn.
Ngủ ngáy
“Làm gì có chuyện đó” Bạn có thể hét lên như vậy khi chồng bạn than phiền rằng anh ấy không thể ngủ vì bạn đã ngáy quá to suốt đêm qua. Sao anh ấy dám đổ lỗi cho bạn khi mà trước đây chưa có một ai phàn nàn về điều đó cho tới bây giờ, hãy thư giãn, vì anh ấy chẳng nói dối đâu.
Bạn cũng có thể giải quyết sự phiền toái này bằng cách:
- Sử dụng thêm một cái gối để kê cao đầu hơn
- Theo dõi những sự phát triển cân nặng quá mức.
- Tìm kiếm các dụng cụ thở như là máy xông, máy hô hấp (nhưng nhớ là an toàn trong khi mang thai nhé).
- Sử dụng thiết bị xông hơi để thư giãn khoang mũi của bạn.
Đau thần kinh hông:
Khi thai nhi 25 tuần, bạn có thể gặp chứng đau dây thần kinh hông, tình trạng này xảy ra do sự phát triển của tử cung đã gây áp lực lên lưng và vùng xương chậu. Đôi lúc, các dây thần kinh ở lưng và chân sau của bạn bị đè nén vì đầu của em bé đè lên xương chậu. Và điều này có thể dẫn đến:
- Tê cóng chân hoặc lưng
- Ngứa ran hay là đau dữ dội ở phần lưng dưới, chân và mông.
Nếu bạn thấy đau và khó chịu tới mức không chịu nổi, bạn có thể làm theo một số phương pháp sau để giảm đau hông:
- Đi lại di chuyển thường xuyên.
- Không ngồi ở một tư thế cùng một vị trí trong thời gian dài.
- Sử dụng túi nước đá hoặc chai nước nóng để chườm vào những chỗ đau.
- Không đấm hay tác động mạnh vào những bộ phận bị đau nhức.
- Tránh hạn chế các tư thế cúi hay vặn người.
- Sử dụng gối để cảm thấy thoải mái hơn
- Bạn có thể tự chăm sóc cho bản thân bằng cách mát xa hay xoa bóp chân tay.
- Không nâng các vật nặng.
- Những đau đớn này dù là nghiêm trọng thì nó cũng tự biến mất sau khi sinh nên bạn không cần phải bận tâm gì về điều này.
3.Những việc bà bầu cần làm trong thời gian này
Trong thời gian này bố mẹ cần bàn bạc với nhau nên chọn bệnh viện nào để sinh, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho kỳ vượt cạn.
Mẹ bầu nên tham gia lớp học cách chăm sóc bé sơ sinh hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, học cách cho con bú, chế độ dinh dưỡng cho bé sơ sinh…
Chúc cho mẹ và bé thật khỏe mạnh trong những tuần tiếp theo nhé!