9+ yếu tố làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp

Tăng huyết áp là căn bệnh không biểu hiện triệu chứng và đang ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới. Về lý thuyết, căn bệnh này có khả năng tác động đến mọi cá thể, bất kể độ tuổi, quốc tịch, giới tính v.v….

Tuy nhiên trên thực tế vẫn có bảy nhóm đối tượng bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc tăng huyết áp. Điểm chung ở bảy nhóm đối tượng này là họ luôn mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Trong trường hợp bạn thuộc một trong bảy nhóm đối tượng sau, hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp để phòng ngừa hoặc sớm phát hiện bệnh.

 

1.Chủng tộc

Những người Phi da đen, người Caribe gốc Phi sống ở châu Âu và người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ bị cao huyết áp. Điều này có thể liên quan phần náo tới cách cơ thể giữ muối.

2.Tuổi tác

Trong khoảng độ tuổi từ 20 đến 40, huyết áo của chúng ta chỉ tăng nhẹ, sau đo nó mới tăng nhanh.

Bệnh cao huyết áp hiếm thấy trước tuổi 25, thường thấy ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều, nữ mắc ít hơn nam cho đến tuổi mãn kinh.

3.Giới tính

Phụ nữ trong độ tuổi 20 đến ngoài 30 thường có huyết áp thấp hơn nam giới, nhưng huyết áp của họ sẽ bị tăng cao vào những giai đoạn hormone trong cơ thể bị thay đổi, như khi có thai, hoặc ở những phụ nữ lớn tuổi có sử dụng liệu pháp hormone thay thế lúc mãn kinh.

4.Tiền sử gia đình

Ở người có một trong hai song thân, hoặc cả hai người đều bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ bị gấp hai lần mắc bệnh cao huyết áp.

5.Dư cân quá mức

Béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chứ bệnh này. Việc thừa cân gây sức ép nặng nề lên tim. Cố gắng giữ cho cân nặng luôn phù hợp với chiều cao.

6.Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn quá giàu muối và chất béo, thiếu calci, magie, photpho có liên quan đến chứng cao huyết áp. Hãy tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, dùng nhiều rau xanh và thức ăn tươi.

7.Stress

Vai trò của những đợt lo âu, căng thẳng vì các vấn đề của cuộc sống trong việc gây ra chứng cao huyết áp vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, những người có huyết áp tăng vọt trong tình trạng căng thẳng thần kinh (được gọi là những người “có phản ứng nóng nảy” thường dễ phát triển chứng cao huyết áp.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng có thể do người khác tác động tới và gây nên sự căng thẳng đến bệnh nhân.

8.Hút thuốc lá

Những người hút thuốc dễ bị cao huyết áp hơn người không hút thuốc vì chất nicotin làm co thắt các mạch máu.

9.Mắc một chứng bệnh nào đó

Có một số bệnh – trong đo đa phần là có rối loạn nội tiết – thường dẫn đến cao huyết áp.

Người bị tiểu đường chịu nguy cơ rất cao bị đột quỵ và các vấn đề về tim và thận. Nguy cơ của các biến chứng này là tăng cao một khi huyết áp có vấn đề.

a.Tỷ lệ mắc bệnh của người cao huyết áp

Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới căn cứ vào quy định về mức cao huyết áp cũ năm 1978 (>160/95 mmHg) thì vào khoảng 10-15% dân số các nước phát triển ; nếu tính theo quy định mới (>140/90 mmHg) thì tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn nhiều, người ta ước tính ở Hoa Kỳ có khoảng 50 triệu người, ở Pháp khoảng 8 triệu người mắc bệnh này.

Ở nước ta, cuộc điều tra lớn nhất trong cả nước do Viên Tim mạch tiến hành trong các năm 1989 – 1992 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp trong nhân dân ở lứa tuổi từ 16 trở lên đã tăng từ 1-2% trong thập kỷ 60 lên tới 5,1% ở đầu thập kỷ 90 và có tới 6,6% có mức huyết áp từ >140/90 đến <160/95 mmHg mà trước đây gọi là “cao huyết áp giới hạn”. Nếu theo quy định về mức cao huyết áp mới thì tỷ lệ mắc bệnh lên tới 11,7%. Đây là một con số rất đáng lo ngại.

Cũng theo kết quả cuộc điều tra trên của Viện Tim mạch, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh theo tuổi: tỷ lệ đó là 6% ở lứa tuổi 16 – 39; tăng lên 10,5% ở lứa tuổi 40 – 49; 21,5% ở lứa tuổi 50 – 59; 30,6% ở lứa tuổi 60 – 69 và 47,5% ở lứa tuổi từ 70 trở lên. Cuộc điều tra gần đây (1999) cũng của Viện Tim mạch tiến hành tại nội, ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lại còn cao hơn, là 22,9% ở lứa tuổi 45 – 54%; 38,2% ở lứa tuổi 55; 64,47% ở lứa tuổi 65 – 74 và 65,5% ở lưa tuổi từ 75 trở lên.

b.Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Để phòng và chữa trị bệnh cao huyết áp cần phải nắm vững được các yếu tố có ảnh hưởng đến huyết áp. Huyết áp tỷ lệ thuận với lưu lượng và độ nhớt của máu; tỷ lệ với bán kính lòng mạch. Có nghĩa là lưu lượng máu ở động mạch càng lớn huyết áp càng cao; độ nhớt của máu; tỷ lệ với bán kính lòng mạch. Có nghĩa là lưu lượng máu ở đông mạch càng lớn huyết áp càng cao; độ nhớt của máu càng cao huyết áp càng lớn; lòng động mạch càng rộng huyết áp càng nhỏ.

Lưu lượng máu phụ thuộc chủ yếu vào sức đập của tim. Tim đập càng nhanh bao nhiêu lưu lượng máu càng lớn bấy nhiêu.

Độ nhớt của máu phụ thuộc chủ yếu vào các thành phần trong huyết tương; trong số đó ảnh hưởng đáng kể là các chất mỡ (cholesterol),… các chất trihlyceride, các muối mật,…

Lòng mạch do co thắt cơ học làm nghẽn lại hoặc do các yếu tố hóa học như chất (nicotin) do hút thuốc lá gây co mạch, hoặc lòng mạch bị xơ hóa, bị biến đổi do thiếu vitamin P, C, do trong máu có nhiều mỡ (cholesterol, triglycerid)

c.Huyết áp tỷ lệ thuận với sức cản ngoại vi

Sức cản đó còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hóa của da, bền vững của thành mạch (tính đàn hồi), (khí hậu nóng các mạch ngoại vi giãn nở, lòng mạch rộng ra; khí hậu lạnh các mạch ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại)

Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp kể trên, ta có thể khai thác những yếu tố có lợi, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi giúp cho việc phòng, trị huyết áp tốt hơn.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top