Theo nghiên cứu cho thấy: nếu gia đình bạn có “truyền thống” mất ngủ thì bạn có nguy cơ bị đột quỵ rất cao. Vậy thực hư chuyện này như nào? Có cách nào để giảm nguy cơ đột quỵ cho người bị mất ngủ nhiều hay không?
Nghiên cứu giữa giấc ngủ và đột quỵ
Mất ngủ là một vấn đề rất nhiều người từng trải qua, nhưng sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn nên quan tâm hơn đến trái tim của mình, nghiên cứu mới từ Viện Karolinska (Thụy Điển) cho thấy.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 1,3 triệu người và phát hiện những người có chứng mất ngủ liên quan đến yếu tố di truyền có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Cụ thể họ sẽ tăng 13% nguy cơ nhồi máu cơ tim (tai biến thường gặp ở người có bệnh động mạch vành), 16% nguy cơ suy tim và 7% nguy cơ đột quỵ.
Để đi đến kết quả này, nhóm nghiên cứu đã phân tích 248 dấu hiệu di truyền gọi là SNPs, vốn có vai trò quan trọng chứng mất ngủ và giúp cơ thể chống lại bệnh động mạch vành, suy tim, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và rung tâm nhĩ.
Chứng mất ngủ còn gây ra sự kích thích thường xuyên ở hệ thống thần kinh giao cảm, tạo ra một “phản ứng chiến đấu” của cơ thể, chủ yếu xuất hiện trên hệ thống tim mạch, làm tăng nhịp tim, áp lực lên tim, các cơn co thắt trong cơ tim, từ đó khiến trái tim dần quá tải. Giấc ngủ kém còn liên quan đến BMI cao và bệnh tiểu đường type 2 – là những vấn đề sức khỏe có thể dẫn tới tổn thương tim.
Nguy cơ bị đột quỵ tăng cao nếu gia đình có “truyền thống” mất ngủ
Các phát hiện trên đủ cho thấy nếu gia đình bạn có “truyền thống” mất ngủ, hãy chú ý đến trái tim của mình hơn, thường xuyên kiểm tra, tầm soát các vấn đề tim mạch nếu có dấu hiệu đáng nghi ngại.
Theo Tiến sĩ Susanna Larsson, tác giả chính của nghiên cứu, mất ngủ là vấn đề ảnh hưởng đến 30% dân số thế giới. Bạn được coi người mất ngủ nếu thường xuyên có các triệu chứng: khó ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc giữa đêm quá sớm mà không thể ngủ trở lại, vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy…
Hoặc có thể căn cứ vào giờ ngủ như sau để xác định xem mình có thiếu ngủ hay không: Trung bình người lớn cần 7-9 giờ ngủ, trẻ em cần 9-13 giờ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn ngủ được quá ít so với thời lượng nói trên.
Biện pháp phòng tránh đột quỵ cho người hay mất ngủ
Để theo dõi sức khỏe cho những người có nguy cơ đột quỵ cao, bạn có thể dùng đến thiết bị theo dõi nhịp tim và SPO2 hoặc máy đo huyết áp và nhịp tim.
Mỗi thiết bị này lại có những ưu điểm riêng trong việc theo dõi sức khỏe tim mạch, bạn có thể tham khảo dưới đây.
Máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 iMediCare
Thiết bị SPO2 này ngoài theo dõi nồng độ oxy trong máu thì còn theo dõi được cả nhịp tim.
Thiết bị SPO2
Những tính năng của máy SPO2:
- Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
- Duy nhất trên thị trường có dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
- Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
- Cảnh báo khi lượng ô-xy bão hoà trong máu giảm xuống dưới 90%;
- Cảnh báo khi nhịp tim nhỏ hơn 50 nhịp/phút hoặc lớn hơn 130 nhịp/phút;
- Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
- Màn hình OLED hai màu với 4 chế độ hiển thị, có thể xoay 4 hướng;
- Tự động tắt khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
Máy đo huyết áp điện tử kèm nhịp tim iMediCare
- Tự động đo hoàn toàn với độ chính xác rất cao;
- Màn hình LCD kích thước lớn (75mm x 70mm) hiển thị các thông số như huyết áp, nhịp tim, thời gian và các cảnh báo…
- Tự động so sánh kết quả đo với cột màu theo phân loại của WHO để đánh giá mức độ tăng huyết áp;
- Chế độ cảnh báo khi phát hiện nhịp tim bất thường;
- Chế độ cảnh báo đo sai tư thế hoặc cử động khi đo;
- Bộ nhớ: 99 kết quả đo, dễ dàng theo dõi, so sánh kết quả các thời điểm trước.
Nguy cơ bị đột quỵ sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu gia đình bạn luôn có các thiết bị theo dõi nhịp tim hàng ngày. Chính vì thế hãy nhanh chóng liên hệ qua hotline 1900.633.985 để được tư vấn về các thiết bị theo dõi tim mạch phòng tránh đột quỵ nhé.