Sang đến tuần thai thứ 12, thai nhi 12 tuần tuổi cặp mắt và đôi tai của bé đã di chuyển về đúng vị trí. Bé có hình hài giống với khi chào đời hơn. Trong khi đó, cơ thể mẹ sắp bước sang một giai đoạn mới đầy những biến chuyển vừa ngọt ngào vừa gian nan, và đáng nhớ vô cùng! Hãy cùng iMediCare tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi.
1.Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Sự phát triển thai nhi 12 tuần tuổi
Kích thước, cân nặng: Thai 12 tuần phát triển như thế nào? Đây là câu hỏi mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng tò mò thắc mắc. Giai đoạn này thai nhi có chiều dài chỉ khoảng 5,3cm với cân nặng tầm 14gr. Bé giờ đây đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tiếp theo.
Thai nhi 12 tuần tuổi biết làm gì
Một trong những biểu hiện đáng chú ý nhất ở tuần thai này là phản xạ của bé. Các ngón tay đã có thể co duỗi, miệng có những phản xạ mút, chân cong vểnh ra, cơ mắt khép… Thực tế, nếu bạn lấy tay gõ nhẹ vào bụng, bé có thể phản ứng bằng cách vặn vẹo thân mình, tuy nhiên những cử động này khá nhỏ và bạn khó mà cảm nhận được.
Cơ quan bên trong phát triển như thế nào
Phần ruột được nối trực tiếp với dây rốn bên ngoài cơ thể sẽ được gấp gọn lại và di chuyển dần vào khoang bụng. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
Thần kinh, hệ xương: Các tế bào thần kinh được hình thành và phát triển cực kỳ nhanh chóng trong não bé. Khuôn mặt đã bắt đầu giống với người bình thường, mắt chuyển ra trước đầu, tai vào đúng vị trí. Phần cổ của bé cũng đã hình thành rõ hơn, đầu và thân mình không còn dính liền vào nhau như trước nữa.
Nhịp tim: Nhịp tim của bé lúc này cao gấp đôi so với người trưởng thành bình thường, bạn có thể nghe được nhịp tim của bé trong những lần siêu âm thai.
2.Hình ảnh thai nhi 12 tuần:
Thai nhi 12 tuần tuổi có độ dài được đo từ đỉnh đầu xuống mông là khoảng 5,4cm và nặng ít hơn 13.9g một chút.
Đến tuần thứ 12, thai nhi có thể xòe – nắm tay, co duỗi ngón chân hay nhắm cơ mắt hoặc miệng, biết làm động tác giống như đang mút. Đặc biệt, khả năng phản xạ đã bắt đầu hình thành và bằng chứng là khi bụng mẹ bị chèn ép. Bé sẽ biết phản ứng lại bằng cách co người hay vặn mình mặc dù lúc này mẹ chưa thể cảm nhận được điều đó.
Trong thời gian này, khuôn mặt của bé đang bắt đầu giống con người hơn. Đôi mắt của bé trước đây xuất hiện ở hai cạnh bên của đầu, thì giờ dịch chuyển sát lại gần nhau hơn. Hai tai của bé cũng đã gần như ở vị trí cuối cùng ở phía hai bên đầu rồi đấy mẹ ạ.
Bé sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới. Các bộ phận trong cơ thể bé cũng có những bước tiến như sau:
- Ruột được gấp gọn gàng trong khoang bụng
- Thận bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
- Nhịp tim thai gấp đôi so với người trưởng thành. Mẹ có thể nghe rõ nhịp tim bé đập ổn định trong các lần siêu âm thai.
3.Đây là thời điểm các bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy của bé
Giai đoạn thai nhi 11 tuần đến 14 tuần là khoảng thời gian tốt nhất để tiến hành đo độ mờ da gáy. Đo độ mờ da gáy (nuchal traslucency – NT) hay còn gọi đo khoảng sáng sau gáy. Đây là cách để kiểm tra sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi. Bất kỳ thai nhi nào cũng đều có một lớp chất lỏng ở dưới da sau cổ. Với những bé có nguy cơ mắc Hội chứng down, lượng chất lỏng này thường nhiều hơn hẳn.
Lưu ý dành cho mẹ:
Đến giai đoạn này, cảm giác hứng thú với thức ăn đã trở lại với bạn. Vì thế, hãy đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp đủ dưỡng chất cho 2 mẹ con nhé. Đừng quên rằng chất xơ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của thai phụ. Đây là chất giúp bạn tránh được các vấn đề về đường ruột.
Tuần thai thứ 12 này là một trong những mốc khám thai quan trọng cho bà bầu. Giai đoạn này là lúc có thể phát hiện ra các dị tật ở thai nhi.