Nhịp tim thai nhi là 1 trong những dấu hiệu để mẹ biết rằng con có đang phát triển một cách khỏe mạnh hay không. Vậy như thế nào tim thai yếu và chế độ dinh dưỡng khi tim thai yếu là như thế nào? Hãy cùng iMediCare nghiên cứu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là tim thai yếu?
Đối với những trường hợp thai nhi đã có tim thai nhưng sau khi siêu âm thai thì được nhận định là tim thai yếu lúc này mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý.
- Thường thì bước sang tuần thứ 16 của thai kỳ là tim thai đã hoàn chỉnh về mọi mặt cả về cấu tạo và việc thực hiện chức năng của mình. Lúc này, trung bình tim thai có thể đập khoảng 120 – 160 lần/phút là bình thường.
- Vào tuần thai thứ 5 – 6 của thai kỳ thì nhịp tim thai nhi trung bình có thể đạt khoảng 110 nhịp/phút và sẽ tăng dần ở tuần thai thứ 9-10, khoảng tầm 170 nhịp/phút.
- Đến tuần thai 14, nhịp tim thai sẽ có xu hướng giảm dần, còn khoảng 150 nhịp/phút.
- Tuần thai 20, tim thai vào khoảng 140 nhịp/ phút và khoảng 130 nhịp/phút trong các tháng cuối thai kỳ.
Theo các chuyên gia thì tim thai thường đập nhanh gấp đôi so với những người trưởng thành nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy tim thai đập dưới 110 lần/phút thì cần được xếp vào tình trạng tim thai yếu và đập chậm. Trường hợp này cần được cảnh báo là nguy hiểm hơn nhiều so với tình trạng nhịp tim đập nhanh nên các mẹ bầu phải hết sức lưu ý.
Tim thai yếu nguy hiểm như thế nào?
Tim thai yếu trong thai kỳ, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thì rất có thể đây là dấu hiệu báo động nguy cơ dẫn tới sảy thai, sinh non sớm.
Cụ thể là từ tuần thai thứ 6 – 8 thấy:
- Nhịp tim thai nhi dưới 70 nhịp/phút, tỷ lệ sảy thai là 100%.
- Nhịp tim thai nhi dưới 90 nhịp/phút, tỷ lệ sảy thai là 86%.
- Nhịp tim thai nhi dưới 120 nhịp/phút, tỷ lệ sảy thai là 50%.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhịp tim thai yếu, chẳng hạn như:
- Khả năng lưu thông máu tới tử cung kém
- Bà bầu bị huyết áp thấp trong khi mang thai
- Bất thường về nhau thai và dây rốn của thai nhi ngắn…
- Vỡ tử cung hay cổ tử cung ngắn…
- Dị tật thai nhi, bao gồm dị tật tim thai hay dị tật thần kinh.
Tim thai yếu nên ăn gì?
Tùy vào từng giai đoạn mang thai mà mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất khác nhau. Nhưng về cơ bản, cách dưỡng thai tốt nhất là cần ăn đủ bốn món dưỡng chất bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Chất đạm
Đây là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp cho các tế bào mô thai nhi tăng trưởng, đồng thời giúp tử cung và tuyến vú của mẹ phát triển tốt. Theo đó, mẹ bầu nên bổ sung từ khoảng 10 – 18g/ngày protein từ các loại thực phẩm như: Thịt, cá, sữa, trứng, các loại đậu,…
Chất béo
Thông thường, các mẹ nên hấp thụ các chất béo không bão hòa như omega 3 và omega 6 có trong các thực phẩm như: Cá hồi, các loại hạt, súp lơ trắng, hạt óc chó, dầu oliu,… sẽ tốt nhất. Bởi chúng có tác dụng làm kích thích trí não thai nhi phát triển, đặc biệt là từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi.
Chất sắt
Sắt là nguyên tố không thể thiếu làm tăng lưu lượng máu cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bà bầu thiếu sắt cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cho tim thai yếu. Trong đó, các thực phẩm như: Thịt đỏ, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… đều giàu chất sắt tốt cho cơ thể.
Tinh bột
Tinh bột là loại dưỡng chất giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của các mẹ. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm các mẹ tăng cân nhanh mà thai nhi lại không tăng cân được. Ngoài cơm, các mẹ cũng có thể sử dụng các thực phẩm khác như: miến, bánh mỳ, bún,… để thay đổi khẩu vị.
Canxi
Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi cần bổ sung nhiều canxi để hình thành hệ xương và mầm răng. Theo đó, thiếu canxi, tim thai yếu sẽ dẫn đến có nguy cơ bị nhẹ cân, èo uột, xương dị dạng,… Vì vậy, mẹ có thể hấp thụ canxi qua những loại thực phẩm như: sữa, trứng, cá, đậu đỗ, rau xanh, tôm, cua,…
Axit folic
Đây là loại dưỡng chất cần phải bổ sung trong thai kỳ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như: Bông cải xanh, ngũ cốc, rau muống, vừng, lạc, cải bó xôi, … hoặc thuốc viên.
Vitamin D và C
Vitamin D có vai trò quan trọng giúp cơ thể thai nhi hấp thụ canxi để có một trái tim khỏe mạnh. Theo đó, mẹ bầu nên dành thời gian tắm nắng mỗi ngày từ khoảng 10 – 20 phút vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D. Còn vitamin C lại giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, hấp thụ sắt tốt, đồng thời sẽ giúp thai nhi phát triển xương sụn, cơ, mạch máu và giúp bánh nhau vững chắc.
Tim thai yếu nên kiêng gì?
Trong quá trình mang thai để cho thai nhi phát triển tốt, tim thai khỏe mạnh, thai kỳ an toàn thì các mẹ nên kiêng các điều sau:
Chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffein, bia, các loại đồ uống có ga đều được khuyến cáo không sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
Gia vị cay nóng
Các mẹ cũng cần kiêng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, giấm, tỏi, mù tạt,… Những chất này không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những thực phẩm co bóp tử cung
Những thực phẩm như mướp đắng, dứa, nhãn, rau ngót, rau răm, đu đủ xanh, ngải cứu, chùm ngây,… đều là các thực phẩm gây ra co bóp tử cung. Do đó, nếu tim thai yếu sẽ rất dễ dẫn tới sảy thai.
Lao động nặng
Với những trường hợp tim thai yếu thì các mẹ cần hết sức lưu ý. Không nên vận động nhiều và lao động