Bạn có biết cơ chế gây bệnh huyết áp cao? Bệnh cao huyết áp sinh ra từ cơ chế như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết sau cùng iMedicare để có biện pháp ngăn ngừa tốt nhất nhé!
Cơ chế gây bệnh huyết áp cao
Bệnh huyết áp cao thường gặp, cơ chế gây bệnh cao huyết áo theo y học hiện đại và cổ truyền được giải thích cụ thể như sau:
1. Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, có 3 cơ quan góp phần vào cơ chế sinh ra bệnh cao huyết áp:
- Rối loạn thần kinh thể dịch: Trường hợp này được đưa ra từ năm 1942. Theo đó, trong vỏ bán cầu đại não thường xuyên có kích thích, ở đó phát xung động xuống trung tâm điều hòa vận mạch làm mạch máu co lại và khi mạch máu bị co thắt sẽ làm huyết áp tăng lên khi thiếu máu ở một số cơ quan, nhất là não. Vòng luẩn quẩn này tiếp diễn giữa não và mạch máu.
- Tuyến yên: Tuyến yên kích thích thượng thận sản sinh ra corticoid. Muối và nước bị ứ lại, mạch máu bị co lại làm cho huyết áp tăng lên.
- Thận: Chủ yếu là men prostaglandine ở nhu mô thận có tác dụng kìm hãm renin do ống lượn điều tiết ra. Nếu bị thiếu máu thì men prostaglandin bị ức chế không làm được nhiệm vụ kìm hãm renin. Renin trong máu tăng làm huyết áp tăng lên.
2. Theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng cơ chế sinh bệnh huyết áp cao chủ yếu dựa vào thuyết “thượng thực hạ hư”
- Thượng thực nghĩa là Can hỏa bốc lên trên. Can dương cũng bùng lên hợp với phong đờm làm rối loạn ở phần trên (thượng). Can dương bốc lên làm cho khí huyết bị kéo lên theo. Tình trạng này gây váng đầu, hoa mắt, đầu nặng, chân nhẹ, đau đầu, mắt đỏ, ngực bứt rứt…
- Hạ hư nghĩa là thận thủy không đủ, không nuôi được Can Mộc. Can âm kém không chế ngự được Cam dương làm can dương bốc lên. Mộc sinh hỏa, Can dượng vượng tức là hỏa vượng. Hỏa vượng quá sinh phong gây ra rối loạn ở phần trên (thượng).
- Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa cũng bố lên hợp với nội phong gây ra các chứng chân nhẹ đầu nặng, lưng đau mỏi, đầu đau, tim đập nhanh, ngực bứt rứt…
- Bệnh chủ yếu ở tạng Can nhất là Can hỏa. Can dương nhưng tạng Thận và Tâm giữ vai trò quan trọng. Vì vậy, trong các triệu chứng của bệnh cao huyết áp có triệu chứng:
+ Can: đau đầu, hoa mắt…
+ Tâm: tim đập nhanh, bồn chồn không yên…
+ Thận: đau lưng, tai ù…
So sánh 2 cơ chế gây bệnh huyết áp cao
So sánh ới cơ chế sinh bệnh, bạn có thể thấy rõ là y học hiện đại và y học cổ truyền đều có chung quan điểm thống nhất là quan hệ giữa trên và dưới:
- Quan hệ trên dưới của y học hiện đại là quan hệ giữa vỏ não và nội tạng. Công năng của vỏ não bị rối loạn gây ra trương lực mạch máu tăng, động mạch xơ cứng, thận bị thiếu máu (nội tạng dưới). Nội tạng dươi bị tác động ngược lại làm cho công năng của vỏ não bị rối loạn… Vòng luẩn quần này cứ tiếp tục phát triển khiến tổn thương đến các cơ quan: tim, thận, não…
- Quan hệ trên dưới của y học ổ truyền dựa vào Thượng thực hạ hư. Thượng thực ở đây là Can dương, Can hỏa bốc lên trên. Hạ hư ở đây là thận thủy ở dươi bị suy kém. Can hỏa càng thịnh càng làm hao tổn thận thủy ở dưới. Thận thủy càng suy kém càng không nuôi dưỡng được can mộc, làm cho Can mộc vượng lên. Cứ như vậy, bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các tạng Can, Thận, Tâm.
Giữa 2 quan điểm, bạn có thể nhận thấy:
- Can dương hỏa bốc lên, vỏ não bị rối loạn.
- Hỏa vượng bốc lên trên, rối loạn do căng thẳng gây nên.
- Thận thủy suy. Trương lực mạch máu tăng cao, động mạch nhỏ bị xơ cứng, thận thiếu máu.
Trên cơ sở các cơ chế gây bệnh huyết áp cao trên đây, người bệnh có thể lưu ý để có hướng theo dõi và điêu trị tốt hơn. iMedicare hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và giữ gìn sức khỏe hiệu quả.
>>> Xem thêm: máy đo huyết áp bắp tay