Tại sao phải điều trị cao huyết áp?

Cao huyết áp thường gây tai biến nghiêm trọng như tử vong và hôn mê do tai biến mạch máu, di chứng liệt nửa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận, phình bóc tách động mạch chủ,… Do đó, mục đích chính của điều trị cao huyết áp là để phòng ngừa những biến chứng này.

Thông qua trị số huyết áp được hạ bằng thuốc hạ áp chúng ta có thể nhận biết huyết áp có thể kiểm soát tốt hay không. Tốt nhất nên đưa trị số huyết áp về <140/85mmHg; đối với người cao tuổi trị số huyết áp ban đầu có thể đưa về <160/90mmHg sau đó điều chỉnh tùy theo mức chịu đựng của bệnh nhân.

Điều trị cao huyết áp là điều trị suốt đời, do đó khi huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp tăng trở lại khi ngưng thuốc. Cần tham vấn thường xuyên bác sĩ của bạn khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp trong quá trình điều trị.

Có thể phối hợp thuốc hạ áp với các nhóm thuốc khác nhau để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ (do sử dụng liều thấp). Cần lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc khi điều trị, đặc biệt là tụt huyết áp ở người cao tuổi. Ở người cao tuổi, bác sĩ điều trị thường cho thuốc hạ áp với liều khởi đầu chỉ bằng nửa liều người trẻ vè người cao tuổi dễ tụt huyết do thuốc hơn.

Ngoài việc điều trị cao huyết áp, cần lưu ý điều trị các yếu tố nguy cơ khác kèm theo như tiểu đường, tăng lipid máu,…

Bác sĩ sẽ điều trị như thế nào?

Thông thường khi đo trị số huyết áp của bạn, nếu kết quả >140/90mmHg với nhiều lần đo trong nhiều ngày bạn có thể được xem là cao huyết áp. Nếu huyết áp của bạn không cao lắm tức khoảng 140/90 – 150/95mmHg với tình trạng chung là tốt và không mắc các bệnh làm xấu thêm tình trạng tim mạch, bạn có thể không dùng thuốc mà cần phải điều chỉnh cách sống. Nếu cao huyết áp hơn hoặc không cải thiện thì bác sĩ có thể xem xét điều trị thuốc ngay sau khi cân nhắc cẩn thận.

Điều chỉnh cách sống

– Điều chỉnh chế độ ăn uống như giảm ăn mặn(<2,5g sodium chloride), giảm mỡ, giảm đường (nếu có tiểu đường); không uống quá nhiều bia rượu, chỉ uống với số lượng hạn chế để giúp có lợi cho sức khỏe của bạn (chừng 15mk rượu ethanol, 360ml bia/ngày).

– Tập thể dục đều đặn là cách thức giảm cân, hoạt động thể lực aerobic hàng ngày 30-45 phút hầu hết các ngày trong tuần.

– Ngưng hút thuốc lá.

– Đời sống tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi giải trí hợp lý.

Điều trị bằng thuốc hạ áp

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh cao huyết áp bằng thuốc cho bạn khi trị số huyết áp khá cao.

Một số thuốc huyết áp thường dùng:

– Nhóm thuốc lợi tiểu

Furosemid (Lasix, Lasilix)

Hydrocholorothiazid (Hypothuazid)

Indapamid (Natrilix SR)

– Nhóm thuốc ức chế calcium:

Nhóm Dihydropyridine: Nifedipine chỉ nên sử dụng chế phẩm tác dụng kéo dài, không nên sử dụng các chế phẩm tác dụng ngắn đặc biệt là dạng ngậm dưới lưỡi vì không an toàn (gia tăng cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong)

Felodipine (Plendil), Amlodipine (Amlor Amdepin, Amlopress)

Nhóm không Dihydropyridine: Tildiem (Diltiazem), Verapamil(Isoptin)

– Nhóm thuốc ức chế men chuyển:

Captopril(Lopril), Enalapril(Renitec), Lisinopril(Zestril), Peridopril(Coversyl)

– Nhóm thuốc ức chế beta giao cảm:

Propranolol(Avlocardyl, Inderal), Atenolol (Tenormin), Metoprolol(Lopresor), Acebutolol (Sectral), Pindolol(Visken). Việc lựa chọn thuốc hạ áp nào là phụ thuộc vào tình trạng huyết áp và tình trạng bệnh lý (bệnh tim, bệnh phổi, bệnh HA). Ví dụ, người có bệnh phổi như hen suyễn hoặc nhịp tim chậm (<60 lần/phút) thì không nên sử dụng thuốc ức chế beta. Nhưng thuốc ức chế beta có lợi hơn ở những bệnh nhân cao huyết áp kèm thiếu máu cơ tim mà nhịp tim nhanh. Người bị suy tim thì thuốc ức chế men chuyển hóa có lợi hơn. Thuốc ức chế calcium Dihydropyridine thường được chỉ định rộng rãi vì ít tác dụng phụ, nhưng tốt nhất nên sử dụng dạng tác dụng kéo dài. Nhóm không Dihydropyridine(verapamil, diltiazem) có tác dụng tốt cho cao huyết kèm bệnh mạch vành, nhưng làm chậm dẫn truyền và suy giảm sức bóp của tim.

Sử dụng máy đo huyết áp để theo dõi các chỉ số huyết áp

Để có trị số huyết áp đúng, việc đo huyết áp là bước chẩn đoán quan trọng nhất vì tránh được việc điều trị quá mức hoặc không đầy đủ. Cần đo nhiều lần và nhiều vị trí khác nhau để so sánh, đôi khi lại phát hiện bệnh lý mạch máu, ví dụ như trong teo hẹp eo động mạch chủ, huyết áp chi trên cao hơn chi dưới.

Đo huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tĩnh, trạng thái tinh thần thoải mái. Tư thế đo huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi để làm sao băng quấn cánh tay ngang mức với tim. Băng quấn cánh tay phải phù hợp kích thước cánh tay. Trẻ em cần có băng quấn cánh tay kích thước nhỏ hơn.

Hướng dẫn đo huyết áp

Nên sử dụng máy đo huyết áp nào?

Máy đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường. Các loại máy dạng đồng hồ thường sử dụng phổ biến trong giới thầy thuốc, trong khi các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi vì dễ đo. Theo Ủy ban cao huyết áp Hoa Kỹ (JNC) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đối với máy đo huyết áp điện tử, chỉ nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, không nên sử dụng cổ tay và ngón tay vì không chính xác.

Một dòng máy đo huyết áp điện tử được khuyên dùng hiện nay:

may-do-huyet-ap-dien-tu-bap-tay-imedicare-ibpm-6s

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay iMediCare iBPM-6S giúp bạn kiểm tra chỉ số huyết áp, nhịp tim cơ thể mỗi ngày. Máy đo huyết áp iBPM-6S là dòng máy đo huyết áp điện tử bắp tay tự động tốt nhất đến từ thương hiệu iMediCare Singapore có giá thành rẻ và đặc biệt cho kết quả đo chính xác cao, rất phù hợp cho mọi gia đình sử dụng.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top